Điểm và Chấm trong Thiết kế
Nếu so sánh thiết kế như một môn vật lý thì điểm ảnh chính là nguyên tử – thành phần nhỏ nhất, cơ bản nhất để cấu tạo nên những vật chất khác. Nhiều điểm tạo thành đường, nhiều đường tạo thành hình, từ hình dựng thành khối… Điểm là một thành phần tưởng chừng nhỏ bé trong bản thiết kế của bạn, nhưng lại sở hữu sức mạnh đủ để tạo ra điểm nhấn và điều khiển thị giác. Vậy bạn đã thực sự hiểu điểm là gì và được sử dụng ra sao?
Điểm và Chấm là gì?
Có thể nói, trong các quan niệm phổ biến cũng như trong cách hiểu của đa số người, “điểm” và “chấm” không phải là hai khái niệm có nhiều mảng khác biệt. Hai từ này có thể được sử dụng trong các trường hợp khác nhau, nhưng cũng có thể được hiểu tương đương và dùng thay thế nhau trong nhiều trường hợp. Ví dụ như chấm trong dấu chấm hết câu, chấm mực trên áo; điểm: điểm trên đoạn thẳng, điểm trên bản đồ. Nhưng khoan, đây không phải là cuốn tạp chí “Luyện từ và câu”. Bây giờ chúng ta hãy cùng bỏ qua các khái niệm cơ bản về điểm và chấm bạn đã từng biết, và tiếp cận chúng bằng cái nhìn của người thiết kế nhé!
Trong thiết kế, Điểm (point) được xem là yếu tố cơ bản đầu tiên để tạo nên tất cả các yếu tố còn lại. Điểm là một dấu vết trong không gian được xác định bởi các trục tọa độ và chúng ta không thể thực sự vẽ ra điểm. Tương tự như trong hình học, điểm chỉ tồn tại chứ không có hình dạng nhất định. Thay vào đó, thứ chúng ta có thể tạo được, cảm nhận được là Chấm (dot). Chấm cũng không có bất cứ một hình dạng nào cố định. Chúng ta thường nghĩ đến chấm là một hình tròn hoặc một hình vuông nhỏ. Nhưng trên thực tế, bạn có thể dùng bất cứ ký hiệu nào để thể hiện chấm. Ký hiệu đó có thể là một ngôi sao, một bông hoa, một vết mực, v.v…
Lý thuyết nghe “vĩ mô” là vậy nên đừng lo lắng nếu bạn thấy khó khăn khi tiếp cận bước đầu nhé. Bạn chỉ càn ghi nhớ những điểm sau: Điểm & chấm – những thứ tưởng chừng vô cùng cơ bản, lại có sức mạnh phi thường trong thiết kế. Nếu biết cách ứng dụng, chúng sẽ khiến bản thiết kế của bạn trở nên đặc sắc và nổi bật. Đôi khi chỉ cần một điểm nhỏ trên bản thiết kế của bạn cũng sẽ trở thành nơi thu hút thị giác người xem nhất. Nhiều điểm kết hợp với nhau còn tạo được không gian, tạo nên hình dạng, chất liệu. Hiểu được tầm quan trọng của chúng cũng như cách dùng chúng, bạn đang từng bước điều khiển được những “tên lính” hữu dụng nhất trong đội quân yếu tố trong thiết kế rồi đấy!
Ứng dụng Dot Art trong in ấn
Trong in ấn lụa thủ công các sản phẩm điểm chấm tạo nên các điểm ảnh tuyệt vời khi mực được kéo qua khung lụa theo dạng cham. Các sản phẩm thời trang được vẽ từ Dot Art sẽ có độ mềm mại và tạo nên linh hồn của sản phẩm in.
Các sản phẩm được vẽ Dot Art tựa như những hình in trên bảng kẽm và chuyển tiếp lên áo, tạo nên điểm thú vị và độc đáo của hình in trên áo thun. Thông qua kĩ thuật phân tách lớp màu cùng phần mềm hiện đại của ngày nay Dot Art đã vươn lên một ầm cao mới trong kĩ thuật in ấn pha lẫn giữa kĩ thuật tạo cham gốc và kĩ thuật tách cham bằng công nghệ.
Trong thời kì đầu của in ấn áo thun, để có những sản phẩm in lụa mực dẻo tuy nhiên vẫn giữ được độ thông thoáng cho hình in, các tác giả đã sử dụng kĩ thuật dot art để phân tách các điểm ảnh và giúp hình in thoáng nhưng vẫn giữ được đầy đủ chi tiết của hình in. Khi thời kì máy tính phát triển, tính tối ưu thông thoáng hình vẽ từ kĩ thuật vẽ Dot Art dần được thay thế bằng phương pháp tạo cham bằng các phần mềm vi tính, tuy nhiên cái hồn của dot art vẫn còn nguyên giá trị nội tại về tính thủ công vốn có của nó mà người nghệ sĩ vẽ tranh đã đặt vào tác phẩm của họ.
Bài viết sử dụng hình ảnh của sản phẩm Samurai Soul MVR để mô tả kĩ thuật Dot Art và in áo thành phẩm từ kĩ thuật vẽ này!
Bạn có thể đặt áo Samurai Soul MVR tại đây