Trên thị trường may mặc hiện nay, cụm từ “Tram trong in PET” luôn là chủ đề được bàn tán xôn xao. Là một xưởng may gia công uy tín tại khu vực Hồ Chí Minh, MVR không thể bỏ qua chủ đề này – vì thế hãy cùng MVR tìm hiểu kỹ hơn về kỹ thuật Tram hóa trong in Pet chuyển nhiệt nhé
Thông qua một số khảo sát và kiểm nghiệm, ứng dụng hạt tram chuẩn nhất vẫn là dùng cho in lụa (in lưới) và sau đó là in phun kỹ thuật số. Tuy nhiên chức năng của hạt tram rất đặc biệt, có thể áp dụng vào cả công nghệ in PET chuyển nhiệt mà vẫn không phát sinh bất kỳ lỗi gì.
Hãy cùng xưởng may áo thun MVR khám phá một số cách thức phối hạt tram vào công nghệ in PET kỹ thuật số.
-
Tram là gì
Tram là các điểm ảnh được thể hiện qua 6 hình dạng cụ thể là Round, Diamond, Ellipse, Line, Square, Cross. Các điểm này sẽ thay đổi về diện tích tùy theo vùng hình ảnh đó đậm hay nhạt, đậm thì điểm tram sẽ to, còn nhạt thì điểm tram sẽ nhỏ. Độ phân bổ dày, thưa của hạt tram chính là tần số tram (LPI). Trên cùng một đơn vị diện tích, tần số tram càng lớn thì hạt tram có kích thước càng nhỏ và ngược lại. Nếu tần số tram đủ lớn thì các hạt tram sẽ nhỏ đến mức có thể đánh lừa thị giác con người.
-
Kỹ thuật tram hóa là gì
Một hình ảnh thông thường sẽ có chỗ sáng, chỗ tối và chỗ đậm, chỗ nhạt, do đó khi để in ra cũng cần in được lớp mực dày mỏng khác nhau tương ứng với chỗ đậm nhạt trên hình ảnh. Tuy nhiên các kỹ thuật in hiện nay chỉ cho phép in được lớp mực có độ dày mỏng như nhau. Để khắc phục vấn đề này, các xưởng in áo thun đã nghĩ ra một giải pháp thay vì tái tạo hình ảnh bằng cách in những lớp mực có độ dày mỏng khác nhau, thì sẽ chia ra và in hình ảnh bằng những điểm nhỏ (điểm tram). Điểm tram nhỏ tương ứng với vùng sáng hơn, ngược lại điểm tram lớn tương ứng với vùng tối hơn.
Kỹ thuật tram hóa được hiểu là kỹ thuật phân điểm ảnh, được sử dụng trong ngành in với mục đích phục chế các hình ảnh có tầng thứ. Kỹ thuật này giúp hình in có độ sáng tối rõ rệt, tạo cảm giác chân thật khi mắt ta nhìn vào.
-
Các kỹ thuật tram hóa trong PET chuyển nhiệt
3.1. Tram hóa mực màu CMYK và mực trắng
Đây là kỹ thuật được yêu thích tuy nhiên cũng mất nhiều công sức nhất. Nếu dùng mực màu CMYK tạo hạt tram mà không chuẩn thì trông sản phẩm sẽ rất thô, thậm chí sai màu so với bản thiết kế. Cách này chỉ khuyên dùng đối với các thiết kế chuyên nghiệp để tạo nên những mẫu in chuẩn chỉnh nhất.
3.2. Tram hóa mực trắng và giữ nguyên mực màu CMYK
Đối với kỹ thuật này chỉ cần tram phần mực trắng và giữ nguyên màu CMYK, sẽ đơn giản hơn so với tram cả hai phần mực trắng và mực CMYK. Lúc này máy in sẽ cho ra hạt mực CMYK bóng bẩy và mướt mắt, không có hiệu ứng hạt lấm chấm li ti như khi tram cả hai màu.
3.3. Những cách tạo tram khác nhau khi ứng dụng tạo tram mực trắng
Cách 1- Tạo hạt tram theo điểm
Theo cách làm này, cả mảng mực trắng sẽ tram đều nhau. Các hạt tram có thể là dạng tròn, dạng vuông hoặc là dạng elip,… với các góc xoay tram khác nhau đi kèm mặt độ tram khác nhau, tạo nên sự khác biệt về hình in. Các xưởng may thời trang thường ưu tiên sử dụng cách làm này, vì khi xưởng may áp dụng tạo hạt tram theo điểm mực giúp mật độ tram của hình ảnh đều hơn. So với dạng in mảng, thì tạo tram theo điểm được kết cấu bởi các hạt mực có mật độ phân bổ đều nhau, giúp lượng mực trắng được giảm đi đáng kể khiến chiếc áo in sẽ có cảm giác mềm mịn, mướt mắt hơn.
Với một sản phẩm in, kích thước và độ phân bổ hạt tram rất quan trọng. Nếu nhân công xưởng may áo thiếu kinh nghiệm, làm to hạt tram dẫn đến hạt mực bị hở nhìn rất thiếu thẩm mỹ. Ngược lại nếu phân bố hạt tram quá dày đặc thì sẽ chẳng khác gì dạng mảng. Chính vì thế, tùy theo kinh nghiệm của nhân công và yêu cầu của khách hàng mà mỗi xưởng in áo thun sẽ có mỗi công thức riêng.
Về độ bền của sản phẩm khi tạo hạt tram theo điểm vẫn được đảm bảo như in dạng mảng vì lượng mực keo vẫn bám đủ. Dựa vào nguyên tắc bám mực của mực màu với keo, bản chất bên trong mực trắng đã có chất trung gian giúp cho mực màu bám tốt với keo. Vì thế với cách làm này vẫn đảm bảo hạt mực màu luôn có độ bám tốt nhất.
Cách 2 – Tạo hạt tram âm bản
Đối với cách làm này được lý giải dễ hiểu như sau: Những vùng cần mực trắng nhiều thì lượng hạt tram được phân bổ sẽ dày và đặc hơn. Ngược lại những vùng nào cần ít mực trắng thì số lượng hạt tram cũng sẽ phân bổ thấp hơn. Có nghĩa là với các vùng hình in màu trắng sẽ cần nhiều mực trắng nhất, còn một số vùng mực màu khác thì không cần thiết phải lót mực trắng quá nhiều, chỉ cần lượng vừa đủ để đảm bảo mực màu vẫn bám được với keo.
Theo khảo sát của các xưởng may quần áo thì việc tạo hạt tram âm bản sẽ khó hơn tạo hạt tram theo điểm vì chỉ cần nhân công làm sai lệch tỷ lệ phân bổ giữa các hạt tram sẽ khiến cho mực trắng in không hết các điểm mực màu, dẫn tới tình trạng màu in sẽ dễ bị bay, bong tróc sau một thời gian ngắn và hình in ra rất tưa, thiếu thẩm mỹ. Do đó cách làm này chỉ khuyến khích sử dụng đối với các xưởng may gia công lành nghề, nhân công được đào tạo chuyên sâu với nhiều kinh nghiệm sẽ tránh được tình trạng lỗi hình in.
Cách 3 – Tạo hạt tram chuyển theo màu Grayscale
Cách làm này sẽ ngược lại với cách tạo hạt tram âm bản, có nghĩa là lượng hạt tram sẽ chuyển đậm nhất từ màu đậm sang màu trắng tùy vào yêu cầu của khách hàng.
Với ví dụ cụ thể như sau, đối với cách tạo hạt tram chuyển theo màu Grayscale thường sẽ áp dụng cho những đơn hàng in áo trắng với số lượng lớn mà yêu cầu hình in trông mướt mắt nhất có thể. Theo lý thuyết một hình in sẽ có rất nhiều điểm hạt màu trắng hoặc gần trắng, khi các điểm hạt đó in lên áo trắng thì cũng không đem lại tác dụng gì, vì thế ứng dụng hạt tram sẽ tách các điểm thừa đó đi. Việc làm này giúp cho hình in vẫn mướt trên mặt vải, không bị thô và còn giảm được lượng mực trắng dư thừa đi khá nhiều, tiết kiệm đáng kể nguyên vật liệu cho xưởng in áo thun.
Ứng dụng tạo hạt tram chuyển theo màu Grayscale có đặc điểm rất hay đó là đối với chỗ nào cần in mực trắng thì chỉ cần tạo tram vùng đó hoặc hạt tram chuyển mờ dần về vùng mực trắng. Ngược lại với chỗ nào không cần mực trắng thì sẽ bỏ qua không in tới. Vậy có thắc mắc rằng tại sao không dùng dạng mảng để in như thế? Câu trả lời đó là ở dạng mảng các điểm cần chuyển sẽ không thể hiện rõ ràng đươc, tạo cảm giác hình in cứng, không chân thật hoặc hình in sẽ bị tưa mất thẩm mỹ. Vì thế tùy vào nhu cầu sử dụng sẽ tương ứng với những cách làm riêng biệt, không nên chỉ áp dụng một cách cho mọi trường hợp sẽ dẫn tới hiện tượng lỗi hình in không mong muốn.
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều kỹ thuật đặc biệt giúp hình in trở nên chân thật, mướt mắt, mang tính thẩm mỹ cao. Điều quan trọng chính là cá nhân mỗi xưởng quần áo phải có chuyên môn cao, có khả năng phân loại tùy đơn hàng, tùy yêu cầu thích hợp với những kỹ thuật nào để đem lại thành phẩm hoàn thiện nhất.
-
Thực tế sản xuất về kỹ thuật tram hóa trong PET chuyển nhiệt
Kỹ thuật ứng dụng hạt tram vào PET nói riêng hay ngành in nói chung chỉ là phương thức kết hợp giúp cho hình in đẹp hơn, mướt hơn mà không gây ảnh hưởng tới cấu trúc hình in. Để có thể ứng dụng tốt cần nắm được lý thuyết kỹ thuật và thực hành kiểm tra ra sản phẩm hoàn chỉnh. Mỗi xưởng in áo thun sẽ có mỗi công thức khác nhau tùy theo nguyên vật liệu và máy móc cơ sở vật chất đang sử dụng, không nên lạm dụng quá nhiều vì khi làm sai sẽ khiến cho sản phẩm ngày càng tệ hơn, tiêu hao vật tư và cũng mất thời gian nhiều hơn. Chính vì thế nên cân nhắc lựa chọn kỹ thuật phù hợp để có thể đem lại sản phẩm hoàn thiện nhất.