Sợi cotton là loại sợi phổ biến hiện nay, được các xưởng may ưa chuộng dùng trong may mặc. Các loại vải cotton có ưu điểm là thấm hút tốt, thoáng mát, mang lại cảm giác thoải mái, êm ái cho người mặc. Vải cotton được ví như là tinh hoa của thế giới thời trang bởi những lợi ích của nó. Cotton phổ biến là thế nhưng các bạn đã biết về nguồn gốc, phân loại và cũng như cách bảo quản vải cotton hay chưa?
Bài viết dưới đây của MVR sẽ cung cấp cho bạn những thông tin thiết thực nhất để bạn có thể hiểu rõ hơn về cotton.
Cotton là gì?
Cotton là loại sợi tự nhiên có nguồn gốc từ cây bông được sử dụng từ trước công nguyên và vẫn còn phổ biến cho đến hiện tại.
Cotton có thành phần chủ yếu là Xenlulo, một hợp chất hữu cơ hòa tan và là chất liệu vô cùng mềm mịn.
Cotton là một loại vải dệt chủ yếu của ngành công nghiệp thời trang, là loại vải được yêu thích tại hầu hết các xưởng may thời trang, không chỉ dùng trong may mặc mà còn dùng được ở nhiều lĩnh vực khác.
Lịch sử, nguồn gốc của Cotton
Lịch sử cây bông
Sợi bông là một loại xơ mềm, mịn, mọc trong quả bông, hoặc vỏ bọc, xung quanh hạt của cây bông thuộc giống Gossypium trong họ cẩm quỳ Malvaceae. Sợi bông gần như là Cellulose tinh khiết.
Những cây bông và sợi Cotton lâu đời nhất có niên đại khoảng 5000 năm trước công Nguyên. Loại cây này là một loại cây bụi có nguồn gốc từ các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới trên khắp thế giới, bao gồm Châu Mỹ, Châu Phi, Ai Cập và Ấn Độ. Sự đa dạng lớn nhất của các loài bông hoang dã được tìm thấy ở Mexico, tiếp theo là Úc và Châu Phi.
Việc sử dụng bông dệt vải được biết đến từ thời tiền sử. Những mảnh vải bông có niên đại từ thiên niên kỷ thứ năm TCN đã được tìm thấy trong Nền văn minh lưu vực sông Ấn, cũng như những mảnh vải còn sót lại có từ năm 6000 TCN ở Peru.
Mặc dù được trồng từ thời cổ đại, nhưng việc phát minh ra máy tách bông đã giảm chi phí sản xuất dẫn đến việc nó được sử dụng rộng rãi và nó là loại vải sợi tự nhiên được các xưởng quần áo sử dụng rộng rãi nhất trong sản xuất quần áo ngày nay.
Cây bông thích hợp trồng ở những vùng khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt. Ấn Độ là nước sản xuất bông lớn nhất thế giới.
Nguồn gốc tên gọi cotton
Từ cotton bắt nguồn từ “quton” trong tiếng Ả Rập.
Đặc điểm của cây bông
Bông được trồng thương mại như một loại cây bụi hàng năm và đạt chiều cao khoảng 1,2m. Lá của nó khá rộng và có hình trái tim với các gân thô, có ba đến năm thùy. Cây có nhiều nhánh, với một thân chính ở giữa. Bộ rễ của cây bông đạt độ sâu khoảng 1,5m.
Nụ hoa: phát triển vài tuần sau khi cây bắt đầu phát triển, hoa xuất hiện vài tuần sau đó. Tiếp đến, hoa sẽ rụng, để lại một vỏ hạt chín trở thành quả bông (quả) sau khi thụ phấn. Cây cũng tạo ra hạt được chứa trong các viên nang nhỏ được bao quanh bởi chất xơ trong quả bông.
Quả bông: Mỗi quả bông thường chứa 27-45 hạt, đính trên mỗi hạt có từ 10.000 – 20.000 sợi nhỏ dài khoảng 28mm.
Sợi bông: Sợi bông được làm từ Xenlulo, có một lớp sáp mỏng bao phủ bên ngoài và mỏng và rỗng giống như ống hút.
Quá trình xử lý và sản xuất bông
Quá trình thu hoạch và tách xơ tốn rất nhiều thời gian và công sức. Đầu tiên, thu hoạch toàn bộ cây bông bằng các dụng cụ hái bông. Sau đó, đóng thành từng kiện và lưu trữ trên cánh đồng đợi chuyển đến các thùng Gins. Tại thùng Gins, các kiện bông được làm sạch và đánh lông tơ để tách bông ra khỏi bụi bẩn, hạt, xơ vải. Sau khi được xử lý, bông thô được nén và lưu trữ, sẵn sàng chuyển đến nhà máy dệt để sản xuất. Tại đây, bông được đưa qua máy chải thô, được làm sạch hơn nữa và ghép các sợi ngắn thành một sợi dài không xoắn. Sau đó sẽ được kéo sợi và dệt để tạo ra một loại vải mềm và bền.
Quá trình sản xuất vô cùng công phu thế nên cotton có giá thành khá cao, nhưng vẫn được các xưởng may quần áo nói riêng và ngành công nghiệp may mặc nói chung săn đón.
Phân loại cotton
Có 4 loại cotton khác nhau:
Cotton Pima: Được xem là loại bông tốt nhất thế giới, sợi bông Pima rất mềm và cực kỳ dài. Loại này có nguồn gốc từ Nam mỹ và Tây nam Mỹ. Loại vải này rất được các xưởng may áo ưa chuộng vì nó có khả năng chống phai màu, chống rách, chống nhăn.
Cotton Ai Cập (Egyptian Cotton): Giống như bông Pima, thậm chí còn thuộc cùng 1 lớp khoa học (Gossypium Barbadense) nhưng được trồng ở thung lũng sông Nile thuộc Ai cập.
Cotton vùng cao (Upland Cotton): Đây là loại chiếm khoảng 90% tổng sản lượng bông của thế giới, thường có sợi rất ngắn. Loại cây này có nguồn gốc và được trồng ở Trung Mỹ, Mexico, Caribe và nam Florida.
Cotton hữu cơ (Organic Cotton): Hiểu một cách đơn giản, bất kỳ loại bông nào được trồng mà không sử dụng hóa chất và từ cây trồng không biến đổi gen thì đó là cotton hữu cơ.
Các đặc điểm của Cotton
Không phải ngẫu nhiên mà các xưởng may lại yêu thích sợi và vải cotton, cũng không phải ngẫu nhiên mà cotton trở thành “con cưng” trong ngành thời trang. Cotton có những đặc điểm riêng biệt khiến nó trở thành loại sợi phổ biến và ưa chuộng nhất hiện nay:
- Mềm mại: sợi bông mềm, mịn, xốp và kết quả là cho ra vải cotton cũng rất mềm mại, êm ái.
- Bền: cấu trục sợi của cây bông rất mạnh, tạo ra loại vải dai, co giãn tốt và chống mài mòn.
- Thấm hút tốt: vải cotton rất thấm hút vì có nhiều khoảng trống giữa các sợi bông, tạo cảm giác thoải mái, dễ chịu.
- Giữ màu nhuộm rất tốt: do đặc tính thấm hút mạnh, vải cotton thấm hút thuốc nhuộm và tạo thành nhiều màu khác nhau, màu nhuộm lên đẹp, lâu phai.
- Thoáng khí: cấu trúc sợi cotton thoáng khí hơn sợi tổng hợp rất nhiều, mang lại cảm giác thoáng mát, không gây bí bách.
- Không tích điện: vải cotton không dẫn điện, do đó ko có hiện tượng tích điện. Bạn sẽ cảm thấy thoải mái hơn khi vải cọ xát vào da nhưng không xuất hiện hiện tượng kêu tách tách do bị nhiễm điện.
Những công dụng phổ biến của Bông
Cây Bông có vô vàn những công dụng tuyệt vời. Bông được trồng để làm thực phẩm, sợi vải và thậm chí là nhiên liệu trong hàng ngàn thế kỷ. Cotton được dùng trong may mặc, thực phẩm, nhiên liệu sinh học…
- Các loại vải dệt: bông được dùng cho các loại vải dệt khác nhau, gồm canvas, denim, gấm,… Các xưởng may quần áo rất quan tâm đến.
- Quần áo: Cotton là vải phổ biến và cố định nhất ngành dệt may do những công dụng của nó. Tạo cảm giác mềm mại, độ bền và khả năng thấm hút cao. Cotton thường được các xưởng may thời trang dùng để may áo phông, váy, quần áo thấm hút mồ hôi,…
- Ga trải giường và khăn tắm: vì cotton cực kỳ mềm mại và thấm hút nên sẽ là chất liệu lý tưởng cho bộ chăn ga gối trong phòng ngủ và dùng để làm khăn tắm.
- Đồ lót: cotton dùng làm quần áo lót thì phải nói là cực kỳ thoải mái và có độ bền, đặc biệt là sự an toàn và lành tính.
- Trang trí nội thất: Cotton được sử dụng trong nhà để bọc ghế, rèm cửa, thảm, gối,…
- Dầu hạt bông vải: hạt cotton là sản phẩm phụ của quá trình thu hoạch và sản xuất bông nhưng cũng rất hữu ích. Hạt được sử dụng để sản xuất dầu hạt bông, dùng trộn salad và bơ thực vật, an toàn cho sức khỏe. Ngoài ra, dầu hạt còn được dùng trong xà phòng, nến…
Cách bảo quản vải Cotton
Vải cotton hay bất cứ loại vải nào cũng cần có những cách bảo quản nhất định để tăng tuổi thọ cho vải. Dưới đây là một số khuyến cáo
- Xử lý trước mọi vết bẩn trước khi giặt.
- Giặt các màu giống nhau để không bị lem màu. Màu đậm hơn nên được giặt bằng nước lạnh, các màu sáng hơn có thể dùng cả nước ấm và nước lạnh.
- Cotton chịu được việc giặt tẩy hàng ngày. Tuy nhiên, nên giặt nhẹ nhàng và không tẩy quá nhiều. Mọi quá trình giặt tẩy nên có mức độ.
- Cotton có xu hướng co lại, vì vậy nếu may bằng vải Cotton, nên xử lý giặt trước khi may để tránh việc may không ưng ý.
- Cotton có thể được phơi khô hoặc sấy khô. Lưu ý là phải khô để tránh sự ẩm mốc, làm tổn hại vải.
Mong rằng qua bài viết trên sẽ giúp các bạn có cái nhìn cụ thể hơn về cotton. Hiện nay, tại cửa hàng của MVR có rất nhiều mẫu áo thun, đem đến những sự lựa chọn tuyệt vời nhất cho quý khách. MVR luôn sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc của các bạn một cách nhanh chóng và đầy đủ nhất.
MVR luôn là shop thời trang uy tín, là xưởng may gia công theo yêu cầu, xưởng in áo thun chất lượng. Còn chần chừ gì mà không đến ngay MVR để được tư vấn và có những trải nghiệm tốt nhất cho bản thân trong việc may mặc.